Bạn đã từng bảo dưỡng máy nén khí có dầu chưa? Nếu chưa, đừng bỏ qua bài viết này. Thiết Bị Tốt sẽ nêu rõ bước cần thiết để thực hiện quy trình bảo dưỡng máy nén khí piston đúng chuẩn kỹ thuật.
Đồng thời, Cửa hàng Thiết Bị tốt sẽ giới thiệu một số cách bảo dưỡng máy nén khí thông thường và dễ dàng thực hiện nhất. Việc bảo dưỡng máy nén khí có dầu piston nhằm mục tiêu tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của máy. Vì có nhiều hãng máy nén khí với thiết kế và tiêu chuẩn khác nhau, nê khách hàng cần lưu ý đến các đặc điểm riêng của máy khi áp dụng các hướng dẫn trong bài viết bên dưới.
Bảo dưỡng máy nén khí có dầu Futawasu.
Giới thiệu về máy nén khí có dầu
Máy nén khí có dầu là gì?
Máy nén khí có dầu là loại máy nén khí piston sử dụng dầu làm chất làm mát và bôi trơn trong quá trình hoạt động. Dầu được sử dụng để làm mát các bộ phận nhiệt độ cao và bôi trơn các bộ phận chuyển động, giúp máy hoạt động một cách hiệu quả và bền bỉ hơn. Máy nén khí có dầu thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và trong môi trường làm việc yêu cầu hiệu suất cao và ổn định. Việc sử dụng dầu trong máy nén khí cũng giúp giảm ma sát và mài mòn, từ đó gia tăng tuổi thọ của máy nén khí.
Tham khảo thêm: Cách phân biệt máy nén khí có dầu và không dầu dễ nhất
Máy nén khí có dầu là gì.
Các loại máy nén khí có dầu phổ biến
Các loại máy nén khí phổ biến trên thị trường Việt Nam sẽ bao gồm:
Máy nén khí piston: Sử dụng cơ chế piston để nén khí và thường được sử dụng trong các ứng dụng như sơn phun, thổi sạch và vận chuyển.
Máy nén khí trục vít: Sử dụng cơ chế trục vít quay để nén khí và thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và y tế.
Xem thêm, các loai máy nén khí thông dụng khác tại: Máy nén khí theo Wikipedia
Các loại máy nén khí có dầu phổ biến.
Ứng dụng của máy nén khí trong công nghiệp và cuộc sống hàng ngày
Máy nén khí có tác dụng gì? Máy nén khí hay máy bơm hơi hiện có mặt ở hầu hết các ngành công nghiệp như: thực phẩm, bao bì, in ấn… và chúng có nhiều ứng dụng quan trọng như sau:
Sử dụng trong việc lưu thông luồng khí: Chúng tác động tới các thiết bị sử dụng khí và thăm dò độ sâu trong lĩnh vực khai khoáng. Chúng cung cấp khí nén cho các loại máy móc như máy khoan, máy rung và giúp thăm dò độ sâu của lớp đất đá.
Cung cấp không khí cho hầm lò dưới lòng đất: Cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể và đảm bảo sức khỏe khi làm việc ở độ sâu hàng chục đến hàng trăm mét.
Lưu thông gió trong hầm lò và thổi bụi bẩn: Thêm vào đó, máy nén khí công có công dụng vệ sinh khu vực, thổi sơn trong ngành công nghiệp khai khoáng.
Trong ngành chế tạo: Máy nén khí được sử dụng như một thiết bị điều khiển tự động hóa, giúp tối ưu hoá quá trình sản xuất.
Trong ngành y tế: Máy nén khí được sử dụng để cung cấp oxy dòng cao, sấy khô nguyên liệu, khử trùng thiết bị y tế và phun rửa vỏ thuốc.
Thông cống công nghiệp: Máy nén khí cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp vệ sinh để thông cống và làm sạch bụi trong các đường ống.
Bảo dưỡng và sửa chữa xe: sử dụng máy nén khí mini, dân dụng công suất nhỏ để bơm lốp xe, tạo áp lực để súng bắn đinh bọc yên xe gắn máy và làm sạch các linh kiện và xịt hơi khô xe sau khi rửa.
Cùng với đó, để máy hoạt động bên bỉ và liên tục hiệu quả trong thời gian dài, khách hàng nên bảo dưỡng máy nén khí có dầu theo lịch định kỳ để tránh trường hợp máy hư hỏng nặng.
Ứng dụng của máy nén khí trong công nghiệp.
Nguyên lý hoạt động máy nén khí có dầu
Cơ chế hoạt động cơ bản
Nguyên lý hoạt động máy nén khí có dầu dựa trên việc nén khí từ môi trường xung quanh để tạo ra áp suất cao hơn. Quá trình nén khí diễn ra thông qua các bước chính như sau:
- Hút khí: Máy nén khí hút không khí từ môi trường xung quanh thông qua van hút.
- Nén khí: Khí được nén trong buồng nén bởi cơ chế piston chuyển động tịnh tiến hoặc trục vít xoắn vào nhau để tạo ra áp suất cao hơn.
- Lưu thông khí: Khí nén được lưu thông qua van và ống dẫn đến bình chứa.
- Làm mát: Trong quá trình nén, khí sẽ nóng lên. Do đó, cần có hệ thống làm mát để làm giảm nhiệt độ của khí nén.
- Lưu trữ và sử dụng: Khí nén được lưu trữ trong bình chứa và sử dụng theo yêu cầu trong các ứng dụng công nghiệp và sản xuất.
Nguyên lý hoạt động máy nén khí trục vít.
Các bộ phận chính
- Buồng nén: Nơi khí được nén để tạo ra áp suất cao hơn.
- Van hút và van xả: Được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng khí vào và ra khỏi buồng nén.
- Động cơ: Cung cấp năng lượng để vận hành quá trình nén khí có dầu, có thể là động cơ điện hoặc động cơ đốt trong.
- Bình chứa khí: Dùng để lưu trữ khí nén và cung cấp nguồn cung cấp ổn định cho các thiết bị sử dụng khí.
- Hệ thống làm mát: Làm giảm nhiệt độ của khí nén sau quá trình nén để đảm bảo an toàn và hiệu suất của máy.
- Hệ thống bôi trơn: Bôi trơn các bộ phận chuyển động để giảm ma sát và mài mòn.
- Hệ thống điều khiển và bảo vệ: Đảm bảo a n toàn và tự động hóa quá trình hoạt động của máy nén khí.
Cách bảo dưỡng máy nén khí có dầu trục vít
Thay dầu và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn
Bước 1: Xả bỏ toàn bộ dầu cũ ra khỏi bể chứa
- Dừng máy và ngắt nguồn điện.
- Đợi 5-10 phút để áp suất trong máy giảm xuống.
- Mở nút xả dầu để dầu cũ chảy ra. Rửa sạch các phụ kiện như van, ống cong để đảm bảo loại bỏ hết dầu cũ.
- Kiểm tra và vệ sinh bình chứa dầu.
Bước 2: Đổ nhớt cho máy nén khí mới vào hệ thống
- Đổ dầu nhớt mới vào bể chứa.
- Lắp đặt các phụ kiện và ốc vít theo đúng vị trí.
- Cho máy chạy trong giây lát và dừng lại để đảm bảo dầu được phân phối đều trong máy.
Bước 3: Xử lý và vệ sinh khu vực thay dầu
- Xử lý sạch sẽ và vệ sinh khu vực thay dầu bằng xà phòng.
- Lau chùi dầu nhớt rò rỉ trên máy nén khí.
- Nếu phát sinh lỗi, liên hệ ngay với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để tránh hư hỏng nặng hơn.
Rửa sạch các phụ kiện như van, ống cong để đảm bảo loại bỏ hết dầu cũ.
Kiểm tra van và ống dẫn
Khi muốn kiểm tra van áp suất trên máy nén khí có dầu, hãy thực hiện các bước sau:
- Ngắt kết nối máy nén khí từ đường dẫn khí/bình chứa khí: Đảm bảo máy nén đang ở chế độ không tải và không có khí thoát ra ngoài máy nén khi máy hoạt động. Nếu có khí thoát ra, có thể là dấu hiệu rò rỉ của van áp suất tối thiểu.
- Kiểm tra van xả: Khi máy nén khí dừng, nghe xem có tiếng khí nén thoát ra từ van xả xì hay không. Nếu có tiếng thoát khí, đó là dấu hiệu của van áp suất tối thiểu đang bị rò rỉ.
- Thay thế van áp suất tối thiểu: Thực hiện đại tu và thay thế bộ kit này có thể khắc phục vấn đề. Nếu cần, bạn có thể thay thế cả van áp suất tối thiểu.
- Kiểm tra và vệ sinh: Thay thế phớt và làm sạch các thành phần có thể giúp khắc phục van áp suất tối thiểu và đảm bảo hoạt động bình thường.
Khi muốn kiểm tra van áp suất trên máy nén khí có dầu, hãy thực hiện các bước trên.
Làm sạch bộ lọc và điều chỉnh áp suất
Bước 1: Dừng máy nén khí và ngắt kết nối máy với điện.
Bước 2: Chờ áp suất dầu xuống 0 mpa.
Bước 3: Mở cửa trước và lắp khoang lọc gió.
Bước 4: Vệ sinh bộ lọc gió:
- Sử dụng khí nén để loại bỏ hạt rắn hoặc bụi trên bề mặt lọc gió từ bên trong.
- Nếu lọc gió bị bẩn bởi dầu mỡ và carbon, nhúng lọc gió vào chất tẩy rửa hoặc nước khoảng 30 phút.
- Rửa lọc gió một vài lần với nước sạch (áp suất nước dưới 0.27 mpa) và sấy khô nó. đảm bảo lọc gió khô hoàn toàn.
Bước 5: Vệ sinh và lau rửa khoang chứa lọc gió.
Bước 6: Thay thế lọc gió nếu cần, đặt lọc gió mới và khóa nắp lọc gió trở lại.
Bước 7: Hiệu chỉnh lại thông số cài đặt máy để đẩm bảo nguyên lý làm việc máy nén khí đucợ diễn như bình thường
Lưu ý quan trọng:
- Không tái sử dụng lọc gió sau 5 lần vệ sinh. thay thế lọc mới nếu cần.
- Kiểm tra bộ lọc bằng đèn pin để đảm bảo không có hỏng hóc sau khi vệ sinh.
- Đối với môi trường bụi bẩn, cân nhắc lắp đặt phòng riêng cho máy nén khí và thay đổi hướng lắp đặt hoặc sử dụng đường ống hút khí tươi.
Thay thế lọc gió nếu cần, đặt lọc gió mới và khóa nắp lọc gió trở lại.
Máy nén khí bị yếu và chảy dầu
Khắc phục tình trạng máy nén khí bị yếu
Nguyên nhân
Máy nén khí lên hơi chậm, yếu hơi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Áp suất khí vào quá thấp: Máy nén khí sẽ không có đủ khí để nén và sẽ lên hơi chậm và máy nén khí bị yếu hơn.
- Lỗ thông khí bị tắc: Làm cho khí không thể truyền qua được, dẫn đến sự giảm áp suất và làm máy nén khí bị yếu.
- Màng lọc bẩn: Khí sẽ không được lọc sạch cũng là nguyên nhân làm cho máy nén khí bị yếu và lên hơi chậm.
- Dầu nhớt không đủ hoặc bẩn: Làm giảm hiệu suất của máy và gây ra tình trạng yếu hơi.
- Hư hỏng vòng bi hoặc piston.
Cách Khắc Phục
Kiểm Tra và Tăng Áp Suất Khí Vào: Kiểm tra áp suất khí vào máy và tăng nếu áp suất quá thấp. Áp suất khí đủ cung cấp năng lượng cho máy nén hoạt động hiệu quả.
Kiểm Tra và Làm Sạch Lỗ Thông Khí: Kiểm tra lỗ thông khí của máy nén để đảm bảo không bị tắc. Làm sạch lỗ thông khí để khí có thể chảy qua mà không bị giảm áp suất.
Thay Mới Màng Lọc: Thay mới màng lọc nếu màng lọc hiện tại bị bẩn hoặc tắc. Làm điều này để đảm bảo khí được lọc sạch, không làm giảm áp suất.
Thay Dầu Nhớt Mới và Làm Sạch: Thay dầu nhớt mới cho máy nén. Làm sạch hệ thống dầu nhớt để đảm bảo nó hoạt động hiệu quả.
Thay Mới Vòng Bi hoặc Piston: Kiểm tra trạng thái của vòng bi và piston. Thay mới vòng bi hoặc piston nếu chúng bị hỏng và làm giảm hiệu suất.
Kiểm Tra Hệ Thống Khí Nén Toàn Bộ: Nếu máy nén vẫn yếu hơi sau các biện pháp trên, kiểm tra toàn bộ hệ thống khí nén. Sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ phần nào gặp vấn đề trong hệ thống.
Lưu Ý Quan Trọng:
- Để đảm bảo an toàn và hiệu suất, việc kiểm tra và bảo dưỡng máy nén khí bị yếu nên được thực hiện bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm.
- Thực hiện các biện pháp an toàn khi làm việc với máy nén khí.
- Nếu không biết cách sửa chữa, hãy tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp.
Xử lý vấn đề máy nén khí chảy dầu
Nguyên nhân và cách xử lý máy nén khí chảy dầu
- Lượng Dầu Quá Nhiều: Kiểm tra và đảm bảo lượng dầu đổ vào bình hoặc khoang chứa dầu không quá cao. Tránh tràn dầu do quá mức, gây thất thoát và hao dầu không cần thiết.
- Lọc Tách Dầu Kém Chất Lượng: Sử dụng lọc tách dầu chất lượng để đảm bảo hiệu suất tách dầu tốt.
- 3. Lọc Tách Dầu Không Tương Thích: Chọn lọc tách dầu tương thích với loại trước đó để tránh ảnh hưởng đến đường hồi dầu.
- 4. Rò Rỉ Dầu Ở Các Bộ Phận: Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế rò rỉ dầu ở các bộ phận như cổ hút, két làm mát, gioăng, ống dẫn dầu và phớt.
- Lắp Ngược Van Một Chiều: Kiểm tra van một chiều và đảm bảo lắp đúng chiều, tránh lắp ngược. Khách hàng có thể thay thế van một chiều nếu cần thiết cho máy nén khí có dầu.
Xem thêm: Cách khắc phục rơ le máy nén khí bị xì hơi đúng nhất
Trên đây là bài chia sẻ về quy trình bảo dưỡng máy nén khí có dầu công nghiệp, với hy vọng mang đến thông tin hữu ích cho độc giả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí, quý khách hàng có thể liên hệ đến số Hotline 0901 411 196 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!